1. Em muốn được tư vấn trực tiếp thì liên lạc với ai?
2. Phương thức tuyển sinh? Cách đăng ký xét tuyển?
2.1 Phương thức xét tuyển: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (ưu tiên thí sinh nộp hồ sơ sớm)
2.2 Cách đăng ký xét tuyển:
- thí sinh đăng kí tại đây https://trungcap.hactech.edu.vn
- Hướng dẫn đăng ký online: Xem tại đây
3. Kế hoạch tuyển sinh:
Nhận hồ sơ đăng ký và xét tuyển liên tục trong năm:
Đợt 1: Nhận hồ sơ xét tuyển và nhập học từ 01/03/2025 đến 31/05/2025.
Đợt 2: Nhận hồ sơ xét tuyển và nhập học từ 01/6/2025 đến 31/8/2025.
Đợt 3: Nhận hồ sơ xét tuyển và nhập học từ 01/9/2025 đến 31/12/2025.
4. Khả năng trúng tuyển có cao không?
- Trường xét tuyển những thí sinh đã tốt nghiệp THPT, ưu tiên các bạn nộp hồ sơ sớm. Điểm chuẩn theo nghề và chất lượng hồ sơ của từng đợt. Kết quả tuyển sinh được công bố trên website của Trường.
5. Trường đào tạo những nghề Trung cấp nào;
Hiện nay nhà trường đang đào tạo 7 nghề như sau:
5.1: Nghề Cơ điện tử
1. Sinh viên được trang bị kiến thức:
Hiểu nguyên lý hoạt động của các hệ thống cơ điện tử; Nắm vững kiến thức về cơ khí, điện – điện tử, điều khiển tự động; Kiến thức về cảm biến, vi điều khiển, bộ điều khiển lập trình (PLC); Kiến thức cơ bản về lập trình nhúng, điều khiển robot công nghiệp; Hiểu nguyên lý bảo trì, sửa chữa thiết bị cơ điện tử.
2. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:
• Kỹ thuật viên vận hành hệ thống cơ điện tử trong nhà máy, xí nghiệp.
• Nhân viên bảo trì, sửa chữa thiết bị cơ điện tử.
• Nhân viên thiết kế, lắp đặt hệ thống điều khiển tự động.
• Kỹ thuật viên lập trình PLC, vi điều khiển.
• Có thể học lên cao hơn để trở thành kỹ sư cơ điện tử.
5.2: Nghề Công nghệ chế tạo máy
1.Sinh viên được trang bị kiến thức:
• Hiểu các nguyên lý cơ bản về cơ khí, vật liệu và gia công kim loại; Kiến thức về các phương pháp gia công cơ khí truyền thống; Hiểu về an toàn lao động và bảo trì máy móc trong xưởng cơ khí.; Kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng sản phẩm cơ khí; Gia công cơ khí: Sử dụng các loại máy tiện, phay, bào, khoan, mài… để chế tạo chi tiết máy; Lắp ráp và sửa chữa cơ khí: Lắp ráp, căn chỉnh và bảo trì các thiết bị cơ khí; Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Sử dụng dụng cụ đo lường để kiểm tra độ chính xác.
2. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:
• Nhân viên gia công cơ khí (tiện, phay, bào, hàn, CNC…).
• Kỹ thuật viên vận hành máy CNC.
• Nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí.
• Nhân viên bảo trì, sửa chữa máy móc cơ khí.
• Có thể học lên cao hơn để trở thành kỹ sư chế tạo máy.
5.3 Nghề Công nghệ ô tô
1. Sinh viên được trang bị kiến thức:
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu cơ bản trong ô tô; nắm được quy trình tháo lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa một số bộ phận, hệ thống cơ bản trên ô tô; phân tích được các kỹ năng, thao tác cơ bản trong lái xe ô tô; đọc được bản vẽ kỹ thuật đơn giản; lập được các quy trình tháo lắp đơn giản của các bộ phận, hệ thống cơ bản trên ô tô; thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa đơn giản đúng quy trình và đảm bảo kỹ thuật; kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của nghề đào tạo.
2. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:
Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải ô tô;
Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô;
Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô;
Sau khi tốt nghiệp người học có thể học liên thông lên bậc cao đẳng cùng chuyên ngành.
5.4 Nghề Tự động hóa công nghiệp
1. Sinh viên được trang bị kiến thức:
• Hiểu nguyên lý hoạt động của các hệ thống tự động trong công nghiệp; Hiểu về hệ thống điều khiển điện – điện tử trong sản xuất công nghiệp; Kiến thức về khí nén, thủy lực ứng dụng trong tự động hóa; Hiểu về lập trình PLC (Siemens, Mitsubishi, Omron…);Kiến thức về thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống tự động hóa; Kiến thức về an toàn điện, an toàn lao động trong ngành tự động hóa.
2. Cơ hội việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp trung cấp nghề TĐH Công nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm ở các nhà máy công nghiệp, xí nghiệp liên doanh, các công trình dân dụng và công nghiệp bao gồm:
- Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa, vận hành, giám sát các thiết bị điện - tự động hóa và hệ thống điều khiển tự động trong các máy công nghiệp như PLC, biến tần, ...
- Lắp đặt, vận hành robot công nghiệp.
- Lắp đặt, vận hành hệ thống điện mặt trời.
- Tư vấn kỹ thuật và kinh doanh thiết bị tự động;
5.5 Nghề Điện tử công nghiệp
1. Sinh viên được trang bị kiến thức:
• Hiểu nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện tử công nghiệp; Kiến thức về mạch điện tử số, mạch điện tử công suất, bộ nguồn, biến tần, servo; Hiểu về hệ thống điều khiển tự động trong công nghiệp (PLC, SCADA, HMI); Kiến thức về khí nén, thủy lực trong hệ thống điều khiển công nghiệp; Kiến thức về thiết kế, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa thiết bị điện tử công nghiệP; Hiểu về an toàn điện, an toàn lao động trong ngành điện tử công nghiệp.
2. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
• Kỹ thuật viên điện tử công nghiệp tại nhà máy, xí nghiệp.
• Nhân viên bảo trì, sửa chữa hệ thống điện tử công nghiệp.
• Nhân viên thiết kế, lắp đặt hệ thống điều khiển tự động.
• Nhân viên kiểm tra, đo lường và kiểm soát chất lượng sản phẩm điện tử.
• Có thể học lên cao hơn để trở thành kỹ sư điện tử công nghiệp.
5.6 Nghề Lập trình máy tính
1. Kiến thức được trang bị:
• Hiểu các nguyên lý cơ bản về khoa học máy tính, hệ điều hành, mạng máy tính; Nắm vững một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến; Cơ bản về cơ sở dữ liệu (SQL, MySQL, PostgreSQL…) và cách truy vấn dữ liệu; Hiểu về bảo mật hệ thống, an toàn thông tin trong lập trình; Xây dựng các ứng dụng đơn giản trên desktop hoặc web; Lập trình web cơ bản: thiết kế và xây dựng website tĩnh và động.
2. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:
Lập trình viên phần mềm (Software Developer).
• Lập trình viên web (Web Developer).
• Nhân viên kiểm thử phần mềm (Tester, QA).
• Hỗ trợ kỹ thuật CNTT.
• Tiếp tục học lên cao hơn để phát triển thành lập trình viên chuyên sâu.
5.7 Nghề Thương mại điện tử
1. Các kiến thức được trang bị:
• Hiểu biết về các nguyên lý kinh tế, kinh doanh và thương mại điện tử; Kiến thức về marketing số (digital marketing), SEO, SEM, quảng cáo trực tuyến; Kiến thức về thanh toán điện tử, logistics trong thương mại điện tử; Hiểu về các nền tảng thương mại điện tử phổ biến (Shopee, Lazada, Tiki, Amazon, v.v.); Kiến thức về bảo mật thông tin, an toàn giao dịch trực tuyến; Hiểu cơ bản về pháp luật liên quan đến thương mại điện tử; Thiết kế website cơ bản: Sử dụng WordPress, Shopify, hoặc các công cụ xây dựng website.
2. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
• Nhân viên kinh doanh TMĐT.
• Nhân viên digital marketing.
• Quản lý gian hàng TMĐT.
• Nhân viên SEO, content marketing.
• Kinh doanh online tự do.
6. Thời gian học ở trường như thế nào?
- 2 năm nhận bằng Trung cấp Chính quy
- 1 năm nhận bằng Cao đẳng Chính quy
7. Địa điểm học của trường?
Hiện tại Nhà trường đang đào tạo trong khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội.
8. Tỷ lệ học lý thuyết và thực hành tại trường như thế nào?
Trong thời gian đào tạo, sinh viên được học thực hành, thực tế tại doanh nghiệp. (30% lý thuyết, 70% thực hành)
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể liên thông lên bậc cao đẳng chính quy theo quy định.
Sinh viên được giới thiệu việc làm tại doanh nghiệp trong và ngoài nước.
9. Môi trường học tại trường, điều kiện cơ sở vật chất như thế nào?
- Môi trường học tập thân thiện, tính kỷ luật cao.
- Trường được sử dụng phòng học lý thuyết và xưởng thực hành của Đại học Bách khoa Hà Nội. Sinh viên được sử dụng thư viện điện tử, khu thể thao, sân vận động của Đại học Bách khoa Hà Nội.
10. Đội ngũ giáo viên của trường như thế nào?
Hiện tại nhà trường có hơn 200 giảng viên cơ hữu và đội ngũ giảng viên thỉnh giảng giàu kinh nghiệm, có trình độ từ Đại học trở lên. Các giảng viên của trường đa số đều học tập và giảng dạy tại Đại học Bách khoa Hà Nội.
11. Học phí học tập của hệ trung cấp tại trường là bao nhiêu?
Nhà trường thu học phí theo kỳ, khoảng 5 triệu đồng/kỳ (mỗi kỳ 5 tháng)
12. Sinh viên thuộc iện gia đình chính sách, con thương binh có được giảm học phí không?
Sinh viên thuộc diện trên được hưởng chính sách học phí theo quy định của Nhà nước đối với trường tư thục. Sinh viên cần lấy giấy xác nhận của trường về địa phương sẽ được nhận trợ cấp.
13. Trường có các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ nào cho sinh viên ở xa, hộ nghèo, con thương binh liệt sỹ…?
- Đối với các bạn sinh viên diện ưu tiên (con thương binh, liệt sỹ, hộ nghèo,miền núi ….) Nhà trường sẽ ưu tiên cho các bạn ở KTX của Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Trường có ban tuyển sinh, hướng dẫn về các thủ tục nhập học, hướng dẫn sinh viên mới dễ thích nghi hòa nhập với môi trường học tập.
14. Nhà trường có học bổng cho sinh viên không?
Hàng năm, các doanh nghiệp và Nhà trường sẽ cấp học bổng cho những sinh viên có thành tích học tập khá, giỏi và tham gia các hoạt động phong trào tích cực.
15. Các hoạt động đoàn, hội sinh viên như thế nào?
Sinh viên học tại trường được tham gia các hoạt động đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội.
16. Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường thế nào? Trường có hỗ trợ việc làm cho sinh viên trong quá trình học cũng như sau khi ra trường không?
Theo thống kê của Nhà trường hàng năm, tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành sau 3 tháng từ khi tốt nghiệp khoảng 65 -70%, hơn 10% số sinh viên học tiếp lên các trình độ cao hơn.
Sinh viên Nhà trường được tư vấn hướng nghiệp trong suốt quá trình học tập. Hàng năm, ban Hợp tác doanh nghiệp và tư vấn việc làm sinh viên kết hợp với các doanh nghiệp tổ chức nhiều buổi tư vấn hướng nghiệp, ngày hội tuyển dụng - giới thiệu việc làm là cơ hội để các bạn sinh viên có được một việc làm tốt ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước như: SAMSUNG Việt Nam, DENSO Việt Nam, Schindler VN, Unilever VN; LG Display; PMC; B. BRAUN VN, Thyssenkrupp, Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Hanwha, CANON Việt Nam, FPT, ABB VN...