Trước xu thế phát triển của ngành viễn thông, năm 2025 Trường cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội (HACTECH) chính thức đào tạo nghề Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông với 35 chỉ tiêu.
Phòng thực hành hiện đại nghề Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông
Nghề Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông là nghề đào tạo liên quan đến viễn thông đầu tiên của HACTECH mở ra cơ hội làm việc cho các kỹ thuật viên khi ra trường sẽ được tham gia vào các tập đoàn viễn thông lớn của đất nước như: Viettel, FPT, VNPT, MoniFone...
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (tên tiếng Anh thường là Electronics and Communication Engineering Technology) là một lĩnh vực thuộc khối kỹ thuật, chuyên nghiên cứu, thiết kế, phát triển và vận hành các hệ thống điện tử và truyền thông hiện đại. Bên cạnh đó, nghề Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông là một chuyên ngành thuộc khối kỹ thuật, kết hợp giữa kiến thức điện tử và công nghệ truyền thông hiện đại như viễn thông, mạng máy tính, truyền hình số, thiết bị phát – thu sóng...
1. Ngành học này học gì?
Sinh viên ngành này sẽ được đào tạo kiến thức và kỹ năng về:
+ Mạch điện – mạch điện tử
+ Vi xử lý – vi điều khiển
+ Kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu (analog, số, vô tuyến, quang,…)
+ Thiết kế và lập trình hệ thống nhúng
+ Thiết bị truyền thông như anten, vệ tinh, thiết bị mạng
+ Công nghệ truyền thông hiện đại: IoT, 5G, mạng không dây, cảm biến
2. Cơ hội việc làm
+ Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại:
+ Công ty viễn thông: Viettel, VNPT, MobiFone...
+ Doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử: Samsung, LG, Intel, Foxconn...
+ Các nhà máy, khu công nghiệp, công ty tích hợp hệ thống tự động hóa
+ Vị trí: Kỹ sư thiết kế mạch, kỹ sư viễn thông, kỹ sư hệ thống, kỹ thuật viên bảo trì, R&D…
3. Kỹ năng cần thiết
Tư duy logic, khả năng phân tích hệ thống
Kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế mạch (OrCAD, Altium,…)
Kỹ năng lập trình (C, C++, VHDL…)
Ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành
4. Triển vọng phát triển:
+ Nhu cầu chuyển đổi số, 5G, công nghiệp 4.0, IoT, thành phố thông minh khiến ngành này rất "khát" nhân lực chất lượng.
+ Có thể học lên cao học, nghiên cứu hoặc chuyển hướng sang mảng lập trình nhúng, an ninh mạng, kỹ thuật mạng.
+ Hiểu và phân tích được nguyên lý hoạt động của hệ thống điện tử & truyền thông.
+ Thành thạo công cụ mô phỏng, thiết kế mạch (Altium, Proteus...), và phần mềm mạng (Wireshark, Cisco Packet Tracer...).
+ Nắm vững kiến thức về mạng, truyền tín hiệu và các công nghệ truyền thông số.
+ Kỹ năng làm việc nhóm, đọc hiểu tài liệu kỹ thuật tiếng Anh.
Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông tại HACTECH hứa hẹn sẽ cung cấp cho người học đầy đủ kiến thức và kỹ năng làm việc trong ngành viễn thông. Đặc biệt, đối với nghề này, người học phải là người yêu thích công nghệ, có tính kiên nhân và chịu khó học hỏi liên tục vì công nghệ thay đổi rất nhanh, nếu như nắm bắt tốt xu hướng công nghệ truyền thông, chắc chắn bạn sẽ thành công trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, với ưu thế là ngôi trường thành viên thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, cơ sở giáo dục đào tạo về kỹ thuật uy tín và chất lượng, người học tại HACTECH cũng sẽ được hưởng một số lợi ích như: sử dụng chung Thư viện Tạ Quang Bửu, sân vận động Bách khoa, tham gia sinh hoạt Đoàn – Hội cùng sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội cũng như được nhiều giảng viên hàng đầu của Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia giảng dạy.
Hãy chọn nghề Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông để khởi đầu cho một tương lai đầy tươi sáng phía trước!
Thông tin tuyển sinh hệ cao đẳng 2025 xem tại đây: